Ánh sáng xanh ảnh hưởng đến làn da của bạn như thế nào
Nếu làn da khỏe mạnh, sáng mịn là mục tiêu mà bạn đang theo đuổi thì chắc hẳn bạn đã biết rằng tiếp xúc với ánh nắng mặt trời kéo dài, tia UV sẽ ngăn cản bạn đạt được mục tiêu. Nhưng còn ánh sáng xanh thì sao? Bạn có nên lo lắng về việc ánh sáng xanh gây ra những tác động không tốt trên da hay không?
Theo các nghiên cứu gần đây, ánh sáng xanh - ánh sáng phát ra từ nhiều thiết bị điện tử - có thể kích hoạt các phản ứng trên da, dẫn đến các dấu hiệu lão hóa và tăng sắc tố da. Có lẽ đây không phải là những gì bạn muốn nghe khi không may bạn phải tiếp xúc nhiều với thời buổi công nghệ lên ngôi như hiện nay. Nhưng đừng lo, Mihwastory đã tham khảo một số ý kiến của các chuyên gia da liễu về việc sẽ làm gì với ánh sáng xanh để da bạn được bảo vệ một cách hiệu quả nhất.
Khi nói về tác hại của ánh sáng đối với da, chúng ta thường nói về ánh sáng mặt trời - tia cực tím, đặc biệt là tia UVB và UVA. Những bước sóng ánh sáng này không thể nhìn thấy được, cụ thể: tia UVB tồn tại trong khoảng từ 280 đến 315 nanomet (nm) trong khi UVA tồn tại trong khoảng từ 315 đến 400nm (theo Tổ chức Y tế Thế giới - WHO).
Cả tia UVB và UVA đều có thể gây hại cho da, theo lý thuyết truyền thống người ta cho rằng tia UVB chủ yếu gây tổn thương da tận sâu bên trong góp phần gây ung thư da trong khi tia UVA chủ yếu gây ra các loại tổn thương bên ngoài da thuộc về mặt thẩm mỹ hơn, ví dụ như làm hình thành nếp nhăn sớm và sinh ra các đốm đen. Nhưng hiện tại, việc tiếp xúc với cả hai loại tia UV đó đều có thể góp phần vào nguy cơ mắc bệnh ung thư da, vì vậy điều cực kỳ quan trọng là nên chọn một loại kem chống nắng gắn nhãn bảo vệ chống lại cả tia UVB và UVA. Một sự thật thú vị là giá trị SPF trên kem chống nắng chỉ tính đến khả năng chống tia UVB và không cho bạn biết gì về khả năng chống tia UVA.
Mặt khác, ánh sáng nhìn thấy được (ánh sáng khả kiến) là một phần của phổ ánh sáng và hầu hết chúng ta có thể thấy bước sóng này trong khoảng 380 đến 700nm. Ánh sáng xanh chính xác thuộc loại ánh sáng này, chiếu vào khoảng 400 đến 490nm.
Mặc dù nhiều người không chú ý đến ánh sáng khả kiến nhưng có một số nghiên cứu mới cho thấy loại ánh sáng này, bao gồm cả ánh sáng xanh, cũng có thể gây tổn thương da. Đặc biệt nó có thể gây ra hoặc làm trầm trọng thêm các dấu hiệu lão hóa và tăng sắc tố da, nhất là nám.
Nguồn ánh sáng nhìn thấy cùng tia cực tím lớn nhất và mạnh nhất trong cuộc sống của chúng ta là mặt trời, đó là lý do tại sao việc bạn phải bảo vệ da khỏi ánh nắng mặt trời mọi lúc, ngay cả khi trời không có nắng, là điều cần thiết và quan trọng. Nhưng các thiết bị của bạn - máy tính xách tay, điện thoại, TV, máy tính bảng,…cũng tạo ra ánh sáng xanh - hằng ngày hằng giờ chúng ta phải sống trong những nguồn này và chúng cũng có thể gây ra các vấn đề về da mà bạn cần quan tâm.
Ánh sáng xanh có thật sự gây ra nếp nhăn và tăng sắc tố?
Liệu ánh sáng xanh có làm tăng sắc tố trên da và thúc đẩy sự hình thành nếp nhăn nhanh hơn hay không?
Một nghiên cứu vào năm 2006 được đăng vào sách Quang hóa học và Quang sinh học, các nhà nghiên cứu đã xem xét các loại ánh sáng khác nhau có thể tác động đến da như thế nào. Họ thực hiện thí nghiệm với các mẫu da (chỉ có da màu trắng) trong ánh sáng có bước sóng dưới và trên 400nm, tức là mô phỏng tương ứng ánh sáng tia UV và ánh sáng xanh.
Các nhà nghiên cứu đã đo số lượng gốc tự do mà da tạo ra để phản ứng với ánh sáng. Kết quả cho thấy cả tia UV và ánh sáng xanh đều có thể kích hoạt sự hình thành các gốc tự do trong da, nhưng ánh sáng xanh tạo ra ít hiệu ứng hơn ánh sáng tia cực tím. Và có đến 1 phần 3 trong tổng số các gốc tự do được tạo ra do tiếp xúc với ánh sáng xanh, điều này dẫn đến các dấu hiệu lão hóa sớm và các loại tổn thương da khác, thậm chí có thể làm suy giảm collagen. Tuy nhiên, có một vài ý kiến trái chiều từ các chuyên gia là việc thực hiện thí nghiệm trên các mẫu da như thế này sẽ không đúng với một con người thực tế.
Chính hạn chế này đã tạo ra một vài nghiên cứu mới, bao gồm một nghiên cứu được công bố vào năm 2010 trên Tạp chí Da liễu Anh được Andrew Alexis, chủ tịch khoa da liễu tại Mount Sinai West thực hiện. Cuộc nghiên cứu có sự tham gia của 22 người với một loạt các tông màu da: 2 người có da đạt loại II trong thang đo Fitzpatrick loại II, nghĩa là họ có da sáng hơn, 20 người còn lại có da loại IV - VI, nghĩa là họ có làn da sẫm màu hơn. Những người tham gia tiếp xúc với cả tia UV và ánh sáng xanh 7 lần trong khoảng thời gian hai tuần, ánh sáng được sử dụng trong nghiên cứu này rất cao và mức độ bằng với một ngày tiếp xúc với ánh sáng mặt trời. Các chuyên gia tiến hành đã phân tích sự thay đổi sắc tố trên da mỗi dưới kính hiển vi và lấy sinh thiết của khu vực da để xem xét những thay đổi trong các tế bào.
Xem thêm: https://mihwastory.vn/anh-sang-xanh-co-that-su-anh-huong-den-lan-da-cua-ban
Theo các nghiên cứu gần đây, ánh sáng xanh - ánh sáng phát ra từ nhiều thiết bị điện tử - có thể kích hoạt các phản ứng trên da, dẫn đến các dấu hiệu lão hóa và tăng sắc tố da. Có lẽ đây không phải là những gì bạn muốn nghe khi không may bạn phải tiếp xúc nhiều với thời buổi công nghệ lên ngôi như hiện nay. Nhưng đừng lo, Mihwastory đã tham khảo một số ý kiến của các chuyên gia da liễu về việc sẽ làm gì với ánh sáng xanh để da bạn được bảo vệ một cách hiệu quả nhất.
Khi nói về tác hại của ánh sáng đối với da, chúng ta thường nói về ánh sáng mặt trời - tia cực tím, đặc biệt là tia UVB và UVA. Những bước sóng ánh sáng này không thể nhìn thấy được, cụ thể: tia UVB tồn tại trong khoảng từ 280 đến 315 nanomet (nm) trong khi UVA tồn tại trong khoảng từ 315 đến 400nm (theo Tổ chức Y tế Thế giới - WHO).
Cả tia UVB và UVA đều có thể gây hại cho da, theo lý thuyết truyền thống người ta cho rằng tia UVB chủ yếu gây tổn thương da tận sâu bên trong góp phần gây ung thư da trong khi tia UVA chủ yếu gây ra các loại tổn thương bên ngoài da thuộc về mặt thẩm mỹ hơn, ví dụ như làm hình thành nếp nhăn sớm và sinh ra các đốm đen. Nhưng hiện tại, việc tiếp xúc với cả hai loại tia UV đó đều có thể góp phần vào nguy cơ mắc bệnh ung thư da, vì vậy điều cực kỳ quan trọng là nên chọn một loại kem chống nắng gắn nhãn bảo vệ chống lại cả tia UVB và UVA. Một sự thật thú vị là giá trị SPF trên kem chống nắng chỉ tính đến khả năng chống tia UVB và không cho bạn biết gì về khả năng chống tia UVA.
Mặt khác, ánh sáng nhìn thấy được (ánh sáng khả kiến) là một phần của phổ ánh sáng và hầu hết chúng ta có thể thấy bước sóng này trong khoảng 380 đến 700nm. Ánh sáng xanh chính xác thuộc loại ánh sáng này, chiếu vào khoảng 400 đến 490nm.
Mặc dù nhiều người không chú ý đến ánh sáng khả kiến nhưng có một số nghiên cứu mới cho thấy loại ánh sáng này, bao gồm cả ánh sáng xanh, cũng có thể gây tổn thương da. Đặc biệt nó có thể gây ra hoặc làm trầm trọng thêm các dấu hiệu lão hóa và tăng sắc tố da, nhất là nám.
Nguồn ánh sáng nhìn thấy cùng tia cực tím lớn nhất và mạnh nhất trong cuộc sống của chúng ta là mặt trời, đó là lý do tại sao việc bạn phải bảo vệ da khỏi ánh nắng mặt trời mọi lúc, ngay cả khi trời không có nắng, là điều cần thiết và quan trọng. Nhưng các thiết bị của bạn - máy tính xách tay, điện thoại, TV, máy tính bảng,…cũng tạo ra ánh sáng xanh - hằng ngày hằng giờ chúng ta phải sống trong những nguồn này và chúng cũng có thể gây ra các vấn đề về da mà bạn cần quan tâm.
Ánh sáng xanh có thật sự gây ra nếp nhăn và tăng sắc tố?
Liệu ánh sáng xanh có làm tăng sắc tố trên da và thúc đẩy sự hình thành nếp nhăn nhanh hơn hay không?
Một nghiên cứu vào năm 2006 được đăng vào sách Quang hóa học và Quang sinh học, các nhà nghiên cứu đã xem xét các loại ánh sáng khác nhau có thể tác động đến da như thế nào. Họ thực hiện thí nghiệm với các mẫu da (chỉ có da màu trắng) trong ánh sáng có bước sóng dưới và trên 400nm, tức là mô phỏng tương ứng ánh sáng tia UV và ánh sáng xanh.
Các nhà nghiên cứu đã đo số lượng gốc tự do mà da tạo ra để phản ứng với ánh sáng. Kết quả cho thấy cả tia UV và ánh sáng xanh đều có thể kích hoạt sự hình thành các gốc tự do trong da, nhưng ánh sáng xanh tạo ra ít hiệu ứng hơn ánh sáng tia cực tím. Và có đến 1 phần 3 trong tổng số các gốc tự do được tạo ra do tiếp xúc với ánh sáng xanh, điều này dẫn đến các dấu hiệu lão hóa sớm và các loại tổn thương da khác, thậm chí có thể làm suy giảm collagen. Tuy nhiên, có một vài ý kiến trái chiều từ các chuyên gia là việc thực hiện thí nghiệm trên các mẫu da như thế này sẽ không đúng với một con người thực tế.
Chính hạn chế này đã tạo ra một vài nghiên cứu mới, bao gồm một nghiên cứu được công bố vào năm 2010 trên Tạp chí Da liễu Anh được Andrew Alexis, chủ tịch khoa da liễu tại Mount Sinai West thực hiện. Cuộc nghiên cứu có sự tham gia của 22 người với một loạt các tông màu da: 2 người có da đạt loại II trong thang đo Fitzpatrick loại II, nghĩa là họ có da sáng hơn, 20 người còn lại có da loại IV - VI, nghĩa là họ có làn da sẫm màu hơn. Những người tham gia tiếp xúc với cả tia UV và ánh sáng xanh 7 lần trong khoảng thời gian hai tuần, ánh sáng được sử dụng trong nghiên cứu này rất cao và mức độ bằng với một ngày tiếp xúc với ánh sáng mặt trời. Các chuyên gia tiến hành đã phân tích sự thay đổi sắc tố trên da mỗi dưới kính hiển vi và lấy sinh thiết của khu vực da để xem xét những thay đổi trong các tế bào.
Xem thêm: https://mihwastory.vn/anh-sang-xanh-co-that-su-anh-huong-den-lan-da-cua-ban
0 Nhận xét